Bệnh thối gốc lúa

Bệnh thối gốc là bệnh nguy hiểm trên cây lúa có thể lây lan thành dịch trên các cánh đồng làm vệ sinh kém, ruộng bị nhiễm phèn hay trên các cánh đồng lúa từng bị nhiễm rầy nâubệnh đạo ôntrước đó. Bệnh cũng hay xuất hiện trên các cánh đồng dùng các giống lúa mẫn cảm với bệnh này như OM 4900Jasmin 85OM 4218OM 5472...

Ảnh minh họa

Bệnh càng nguy hiểm nếu kết hợp với bệnh đạo ôn nhưng người sản xuất không nhận ra chỉ dùng thuốc trị bệnh đạo ôn nên không đem lại kết quả.

Triệu chứng của bệnh lúc mới xuất hiện là lá lúa có những chấm kim, vết bệnh phát triển nhanh nhưng lá vẫn còn xanh, bẹ lá mọng nước sau đó chuyển sang vàng, dùng tay kéo chồi lúa bị bệnh sẽ tuột gốc, gốc lúa bị bệnh có màu đen và có mùi hôi. Bệnh nặng thì cây lúa vàng từ gốc đến ngọn rồi rụi dần và chết rất giống với cây lúa chết do bệnh đạo ôn.

Phòng bệnh tổng hợp là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng trừ bệnh này: cần làm vệ sinh đồng ruộng kỹ trước khi vào vụ lúa mới, nhất là trên những cánh đồng lúa từng mắc bệnh đạo ôn trước đó, giữ thời gian cách vụ ít nhất tuần để chống ngộ độc hữu cơ, bón phân cân đối (không dư đạm).

Khi phát hiện ruộng lúa bị bệnh, cần tháo cạn nước, bón vôi bột từ 20 - 25 kg/công. Ruộng lúa bị bệnh nặng phải phun thuốc hóa học trị vi khuẩn như Visen 20SC (liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì) hay dùng hỗn hợp đặc trị: 50ml Fujione 40EC cộng với 30ml Visen 20SC cho một bình 16 lít.

Trước khi phun thuốc, nên tháo hết nước trên ruộng ra, phun sát gốc lúa với 3 - 4 bình/công. Trong thời gian lúa bị bệnh tuyệt đối không được bón phân đạm, phân bón lá hay kích thích tố.

Trung Tín/ Báo Vĩnh Long
Share on Google Plus

About Tin tức nông nghiệp

Trang chia sẻ kỹ thuật nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản. Thông tin được cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau. Bà con nên tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng. Chúc bà con luôn được mùa!
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment