Dịch bệnh tôm đã xảy ra ở nhiều tỉnh, thành ĐBSCL. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng và đốm trắng trên tôm sú.
Chuẩn bị ao nuôi tôm
Do nắng nóng kéo dài trên diện rộng sẽ gây nhiều khó khăn cho các hộ nuôi. Theo khuyến cáo của ngành thủy sản, người nuôi nên thả trễ và nên chọn mô hình phù hợp với khả năng quản lý của nông hộ, phải có ao lắng, cải tạo ao thật kỹ, khử trùng nước trước nuôi tôm, chọn thả giống đạt kích cỡ, đã được kiểm dịch, thường xuyên quản lý mật độ và kiểm soát điều kiện ao nuôi, thức ăn. Kiểm tra sức khỏe tôm hàng ngày.
Để chủ động phòng bệnh, cần chú ý những vấn đề như cải tạo ao, chuẩn bị nước trước khi thả giống. Nguồn nước ban đầu trước khi thả tôm có vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình nuôi sau này.
Do đó, cần phải bảo đảm nước ao sạch và ổn định, không còn các sinh vật có khả năng gây bất lợi cho tôm nuôi. Xử lý nước ở ao lắng bằng Vimekon trước khi đưa sang ao nuôi; lấy nước vào ao phải qua túi lọc 2 lớp và để lắng khoảng 3 - 5 ngày, sau đó xử lý diệt tạp và sát trùng nước. Diệt giáp xác bằng Anti-parasite.
Người nuôi có thể dùng Chlorine, Vime-paracide hoặc Vimekon để sát khuẩn nước, cần lưu ý Chlorine chỉ sử dụng có hiệu quả cao ở nước trong và pH £ 8. Do đó khi dự định dùng Chlorine cần để nước lắng thật trong và không nên bón nhiều vôi ở khâu cải tạo.
Về con giống, con giống tốt là yếu tố quan trọng nhất để thành công trong nuôi tôm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nguồn giống khác nhau. Người nuôi cần chọn giống ở những cơ sở có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt phải kiểm tra chất lượng giống trước khi thả nuôi.
Phương pháp cảm quan và gây sốc formol giúp lựa chọn được đàn tôm khoẻ mạnh nhưng chưa bảo đảm sạch bệnh và xét nghiệm PCR có thể đánh giá tôm giống có nhiễm các bệnh nguy hiểm (đốm trắng, đầu vàng, MBV) lại không cho biết tình trạng sức khoẻ của tôm.
Do đó, cần chú ý kết hợp cả ba phương pháp trên theo thứ tự cảm quan – gây sốc – xét nghiệm PCR. Tôm giống đạt cả ba cách đánh giá này sẽ là con giống vừa khoẻ mạnh vừa sạch bệnh, tạo tiền đề quan trọng để có sức sống và tăng trưởng cao trong quá trình nuôi.
Thả giống là một công đoạn kỹ thuật đơn giản nhưng lại chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh, khách quan. Do vậy, cần lưu ý một số vấn đề:
- Không nên thả bao tôm vào ao quá 30 phút sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và sức khoẻ của tôm giống.
- Giống đã được hạ độ mặn sau khi chuyển về đến ao nên được thả ngay, không nên giữ lại trong thau, xô (lâu hơn 3 giờ) để sục khí cho tôm khoẻ vì nếu giữ lại như thế với mật độ cao, sục khí yếu và không cho tôm ăn sẽ làm giảm sức sống và tỉ lệ sống của tôm. Bên cạnh đó, người nuôi cần theo dõi sát biến động thời tiết môi trường, để chủ động tăng sức đề kháng cho tôm nuôi bằng cách bổ sung Vitamin C, b-glucan, Premix tôm.
Quản lý chất lượng nước tốt là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.
Các yếu tố môi trường cần chú ý trong ao nuôi tôm
ThS Nguyễn Ngọc Phú Vinh/ nongnghiep.vn
0 comments:
Post a Comment